16 Mở bài bài chí phéo của Nam Cao

Để giúp bạn viết tốt phần mở bài bài chí phéo của Nam Cao, Toanhoc.Org đã tổng hợp và biên soạn bài viết này. Mời bạn theo dõi

Mở bài chí phèo của nam cao

Mở bài 1.

Nam Cao một trong những tác giả nổi bật nhất trong thời kì 1945 – 1954. Dưới ngòi bút chân thực của mình, đời sống, thân phận và những nỗi thống khổ của ngời nông dân được ông lột tả một cách vô cùng chân thực. Điển hình là các tác phẩm Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no… Có một điểm chung giữa các tác phẩm của ông là khi trang sách đã khép lại, người đọc vẫn mường tượng ra rõ những đau thương của số phận con người trước cách mạng tháng Tám vẫn còn ẩn khuất đâu đó, và cũng từ đây toát lên được giá trị nhân văn mà tác giả muốn truyền tải qua mỗi tác phẩm.

Mở bài 2.

Tình yêu – một chủ đề quen thuộc nhưng không bao giờ cũ trong văn chương. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ lấy tình yêu làm cảm hứng sáng tác cho mình. Họ ca ngợi, họ tôn vinh tình yêu như những thiên thần có cánh. Nhưng Nam Cao lại khác, với tình yêu nghiệt ngã của Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” viết về người nông dân trong xã hội cũ, ông đã cho mọi người chứng kiến một tình yêu hoàn toàn mới. Ở đó hạnh phúc có, khổ đau cũng có. Nhưng trên hết, tình yêu ấy còn là thông điệp sâu sắc mà nhà văn muốn nhắm đến cả một giai cấp, một tầng lớp người trong xã hội. Tình yêu ấy, đẹp thật đẹp mà đau cũng thật đau khiến cho người trong cuộc là Chí Phèo đã vật lộn và cuối cùng đi đến cái chết. Nhưng ít nhất, trước khi chết, Chí Phèo cũng đã kịp hưởng thụ hương vị của tình yêu dù chỉ là trong những ngày ngắn ngủi.

Mở bài 3.

Trước Cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân là mối quan tâm hàng đầu của dòng văn học hiện thực phê phán. Ngô Tất Tố có Tắt đèn với chị Dậu, Nguyễn Công Hoan có Bước đường cùng với anh Pha,… Và đặc biệt là Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó nổi lên hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Hình tượng nhân vật này đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.

Mở bài 4.

Khi nhận định về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Trong mảng sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc thường gặp những nhân vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Chính vì thế mà một số người tỏ ra hoài nghi giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao, có biết đâu rằng, chính với đám nhân vật “có vấn đề” đó mà cái nhìn hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới thể hiện rõ, đầy đủ nhất”. Và nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là một nhân vật “có vấn đề” như thế, nhưng chính những lời văn mà tác giả viết về nhân vật này và những bi kịch mà y phải chịu đựng đã thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm mà Nam Cao muốn gửi gắm qua nhân vật này.

Mở bài 5.

Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn khao khát được sống như một người bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với “bát cháo hành”. Chính tình yêu Chí Phèo – Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự xuất hiện của Thị đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch đó dù chỉ là trong phút chốc.

Mở bài 6.

“Chí Phèo” (1941) là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân trước Cách mạng. Nó là một truyện ngắn có thể “làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời”, đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong lớp các nhà văn hiện thực phê phán 1930-1945. Tác giả đã xây dựng thành công một nhân vật điển hình, nhân vật Chí Phèo, phản ánh một tấn bi kịch có ý nghĩa sâu sắc vào loại tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam.

Mở bài 7.

Khi Chí Phèo: “Ngất ngưởng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta liền nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gi gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cày ở một nước thuộc địa, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình. Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị vẫn còn được là con người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở thành con quỷ dữ”. (Nguyễn Đăng Mạnh). Trong muôn vàn nỗi khốn khổ tủi nhục mà Chí đã nếm trải, không thể không chú ý đến cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của y.

Mở bài 8.

Nam Cao sáng tác từ trước năm 1940, nhưng chỉ sau khi truyện ngắn Chí Phèo ra đời, ông mới được biết đến như một cây bút hiện thực xuất sắc. Cũng từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang viết của Nam Cao, nhân vật này đã để lại dấu ấn khó quên và nỗi day dứt, ám ảnh không nguôi trong lòng người đọc.

Mở bài 9.

Truyện ngắn “Chí Phèo” là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại của nhà văn hiện thực và nhân đạo Nam Cao. Qua tác phẩm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thê thảm, đầy bi thương của những kiếp sống lương thiện nhưng đói nghèo đã bị tha hóa cả về thể xác lẫn linh hồn. Tiêu biểu cho những kiếp người đó chính là nhân vật “Chí Phèo” và những bi kịch mà hắn phải chịu đựng, nếm trải trong chặng đường đời của mình.

Mở bài 10.

Nam Cao viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX nhưng đến năm 1941 ông mới khẳng định vị trí của mình trong nền văn học nước nhà bằng truyện ngắn Chí Phèo. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về hai đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ và người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao, thuộc đề tài người nông dân nghèo. Tác phẩm viết về tấm bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau. Trước hết là bi kịch tha hóa từ một người lương thiện trở thành kẻ bất lương, thậm chí thành quỷ dữ. Tiếp nối là bi kịch bị từ chối làm người lương thiện. Đoạn mô tả từ buổi tối sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch từ chối quyền làm người.

Mở bài 11.

Chí Phèo là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc họa bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát. Kết cục tha hoá lưu manh hoá là tất yếu như một sự giải thoát. Qua nhân vật Chí Phèo nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.

Mở bài 12.

“Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người ta mới thấy đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là cùng khổ của người dân cày trong một xã hội thuộc địa: bị dày đạp, cào xé, hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình.” (Nguyễn Đăng Mạnh). Người ta vẫn coi Chí Phèo như một hiện tượng lạ của văn học và đời sống, một sáng tạo đặc biệt của Nam Cao mà qua đó, bao lớp hiện thực được lật dở, bao tầng tư tưởng được cày xới.

Mở bài 13.

Nam Cao sáng tác từ trước năm 1940, nhưng chỉ sau khi truyện ngắn Chí Phèo ra đời, ông mới được biết đến như một cây bút hiện thực xuất sắc. Cũng từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang viết của Nam Cao, nhân vật này đã để lại dấu ấn khó quên và nỗi day dứt, ám ảnh không nguôi trong lòng người đọc.

Mở bài 14.

Truyện Chí Phèo ghi nhận thành công xuất sắc nhất của Nam Cao về đề tài người nông dân, cũng là một trong những đỉnh cao nhất của trào lưu hiện thực phê phán. Thành công của hình tượng Chí Phèo chứng tỏ tài năng nghệ thuật độc đáo của Nam Cao, kết tinh giá trị hiện thực lớn lao và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.

Mở bài 15.

Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán viết về số phận người nông dân ra đời như Tắt đèn của Ngô Tất Tố với chị Dậu, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan với anh Phan,… và không thể không kể đến Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam. Trong đó nổi bật là hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Chí Phèo.

Mở bài 16.

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Trong đó nổi bật hơn cả phải nhắc đến tác phẩm “Chí Phèo”. Tác phẩm là sự kết tinh của tài năng nghệ thuật, là cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đến lúc tự tay cầm dao kết liễu đời mình là một thành công lớn trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao. Ngay từ thuở ấu thơ, Chí Phèo đã có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Sinh ra trong một lò gạch, nơi không được coi là ngôi nhà, Chí thậm chí còn không biết cha mẹ mình là ai, chỉ cô độc lớn lên như thế dưới bàn tay chăm sóc mà thiếu tình thương của mọi người trong làng.

Lưu ý: Xem thêm cách viết kết bài chí phèo

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ giúp bạn viết mở bài truyện ngắn chí phèo của Nam cao sao cho hay nhất. Ngoài ra bạn có thể đọc thêm bài phân tích truyện ngắn Chí Phèo để có thêm tư liệu viết bài thi hay hơn. Chúc bạn học tốt.