13 Kết bài chí phéo của Nam Cao

Để giúp bạn viết tốt phần Kết bài bài chí phéo của Nam Cao, Toanhoc.Org đã tổng hợp và biên soạn bài viết này. Mời bạn theo dõi

Kết bài chí phèo của nam cao

Kết bài 1.

Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta.

Kết bài 2.

Qua đó, nhà văn gửi gắm lời kêu cứu khẩn thiết: hãy cứu lấy con người, bảo vệ quyền được làm người của mỗi cá nhân trước mọi thế lực xấu xa của cuộc sống. Đây chính là chiều sâu tư tưởng và là giá trị nhân đạo của tác phẩm. Cả đoạn văn không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn cả về nghệ thuật: kết cấu truyện vô cũng chặt chẽ, logic; tình tiết hấp dẫn, biến hoá giàu kịch tính, ngôn ngữ sống động, linh hoạt. Có thể đáng giá, đoạn văn viết về sự thức tỉnh của linh hồn Chí Phèo sau đêm gặp gỡ Thị Nở là một đoạn tuyệt bút, đầy chất thơ và tập trung tư tưởng nhân đạo sâu sắc, bất ngờ của Nam Cao. Và một câu hỏi lớn được đặt ra: làm thế nào để con người được sống một cuộc sống con người? Điều đó chẳng những Bá Kiến không hiểu nổi mà cả xã hội bấy giờ cũng không thể trả lời được. Sự day dứt, bức thiết của câu hỏi ấy cũng chính là nét đặc sắc nhất đánh dấu “Chí Phèo” trở thành một trong những văn xuôi bậc nhất của văn học hiện đại Việt Nam.

Kết bài 3.

Hình tượng nhân vật Chí Phèo đế lại trong lòng người đọc nhiều niềm xúc động và lòng cảm thông sâu sắc đối với những kiếp người tàn tạ trước Cách mạng tháng Tám. Cùng với những chị Dậu, anh Pha, lão Hạc,… hình tượng nhân vật Chí Phèo khẳng định tính tất yếu phải có một cuộc cách mạng dân tộc và cách mạng giai cấp đế đòi lại quyền sống cho người dân Việt Nam khi đó. Cho đến ngày nay, những nhân vật văn học ấy vẫn là những lời nhắc nhở, cảnh tỉnh chúng ta phải biết yêu hơn, trân trọng hơn hạnh phúc mình đang có và ra sức cống hiến xây dựng cuộc đời tươi đẹp này.

Kết bài 4.

Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết 1 Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương, bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là Chí Phèo đòi quyền sống, đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng sống như trước nữa. Và Chí phèo chết trong bi kịch đau đớn, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Đây không thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp phong kiến thống trị tha hoá, những bi kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn

Kết bài 5.

Chí Phèo là một hiện tượng lưu manh hóa ở nông thôn mang tính chất điển hình, có ý nghĩa kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đẩy người dân cày nghèo vào kiếp sống tối tăm thú vật, cướp đi của họ cả bộ mặt, cả linh hồn người. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo: “Ai cho tao lương thiện?” là câu hỏi chứa chất phần uất, đau đớn, mãi mãi làm day dứt lòng người. Làm thế nào để con người được sống cuộc sống lương thiện, bình dị trong cái xã hội tàn bạo ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra câu hỏi lớn ấy. Với cảm quan hiện thực sắc sảo đặc biệt, Nam Cao đã vạch ra mối mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn và tình trạng tha hóa phổ biến trong cái xã hội vô nhân đạo đó. Truyện “Chí Phèo” vừa chứa chan tình cảm nhân đạo, vừa mang ý nghĩa triết lí sâu sắc được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật vô cùng độc đào, xứng đáng được coi là một kiệt tác.

Kết bài 6.

Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta.

Kết bài 7.

Như vậy, chỉ bằng một đoạn văn ngắn kể lại diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, nhà văn đã gửi gắm những thông điệp có ý nghĩa sâu xa tới người đọc. Nam Cao không còn, và cuối tác phẩm Chí Phèo cũng chết nhưng những dòng xúc cảm của một con người lần đầu tiên tỉnh rượu đã đánh động tâm hồn mọi người tự ý thức mình, tự nâng niu, trân trọng những gì mình đang có trong cuộc sống cũng như trong tình yêu.

Kết bài 8.

Đồng thời, bát cháo ấy đã lấy lại sức khỏe cho hắn bởi vì hắn càng ăn mồ hôi lại càng ra nhiều. Và tất nhiên, điều này rất tốt đối với một người bị cảm gió như hắn. Tuy chỉ là bát cháo hành bình thường thôi nhưng nó đã giúp Chí khỏi bệnh, hắn thấy bát cháo mới thơm ngon làm sao, những người suốt đời không ăn cháo hành sẽ không biết rằng cháo hành ăn rất ngon…nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo, tự hỏi để rồi tự mình trả lời. Đó chính là bởi vì đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi tay một người đàn bà. Sự gặp gỡ với Thị Nở như là một điều kì diệu đối với Chí, hình ảnh của Thị giống như một vị cứu tinh trong cuộc đời u ám, say triền miên với những chuỗi dài bi kịch của Chí Phèo. Điều đặc biệt hơn, đây là tình cảm đáng trân trọng giữa những con người có cảnh ngộ khốn cùng.

Kết bài 9.

Chí Phèo là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Sự kết hợp giữa giá trị hiện thực sắc bén và giá trị nhân đạo cao cả đã làm cho tác phẩm Chí Phèo bất tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc mọi thời đại.

Kết bài 10.

Nhân vật Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của mình đối với những người có số phận bất hạnh. Ở sâu thẳm trong tâm hồn họ chính là sự khát khao hạnh phúc, được yêu thương và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Kết bài 11.

Hình tượng nhân vật Chí Phèo để lại trong lòng độc giả rất nhiều cảm xúc cũng như lòng thương cảm sâu sắc đối với những kiếp người bị tha hóa trước cách mạng tháng 8. Cùng với Chị Dậu, lão Hạc,…thì hình tượng nhân vật Chí Phèo lại một lần nữa khẳng định cần có một cuộc cách mạng dân tộc và cách mạng giai cấp để đòi lại quyền sống, quyền làm người cho người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Cho đến ngày nay, những nhân vật văn học ấy vẫn là lời nhắc, cảnh tỉnh cho chúng ta biết yêu thương, quý trọng những gì mà mình đang có và ra sức cống hiến để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Kết bài 12.

Để làm nên thành công của tác phẩm trong việc xây dựng nhân vật, không thể không kể đến nghệ thuật phân tích tâm lý bậc thầy của Nam Cao, nghệ thuật kết cấu linh hoạt theo dòng tâm lý và sử dụng những đoạn độc thoại, đối thoại phù hợp. Ngòi bút của Nam Cao đã điển hình hóa một kiểu người, một số phận trong xã hội, để ngày nay Chí Phèo vẫn là cái tên đầu tiên khi người ta nhớ về Nam Cao.

Kết bài 13.

Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra bi kịch của người nông dân trước cách mạng: đó là bi kịch con người sinh ra là người mà không được làm người. Đồng thời qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã hai lần tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến: xã hội đó cướp đi những gì Chí Phèo có và đã cướp những gì Chí Phèo muốn. Điều này thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy. Ngoài ra, tác phẩm còn đặt ra một vấn đề nhân sinh mang tính triết lí sâu sắc: làm thế nào để con người sống đúng nghĩa là người trong cái xã hội tàn bạo phi nhân tính đương thời. Với thành công của truyện ngắn này, Nam Cao đã trở thành cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiên thực 1930 – 1945.

Lưu ý: Bạn có thể xem thêm cách viết Mở bài chí phèo

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ giúp bạn viết Kết bài truyện ngắn chí phèo của Nam cao sao cho hay nhất. Ngoài ra bạn có thể đọc thêm bài phân tích truyện ngắn Chí Phèo để có thêm tư liệu viết bài thi hay hơn. Chúc bạn học tốt.