Tuyển chọn 8+ mở bài tây tiến của Quang Dũng

Toanhoc.org xin gửi tới bạn đọc những mở bài tây tiến của Quang Dũng để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu để học tập nhé. Những kết bài này được trích dẫn từ những bài thi ngữ văn xuất sắc đã chinh phục giám thí với điểm số tối đa. Mời bạn đọc

Mở bài tây tiến của Quang Dũng

Mở bài tây tiến thứ 1

Quang Dũng là một nghệ sĩ có nhiều tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ | tranh, sáng tác nhạc. Dù ở mỗi thể loại, ông đều có những đóng góp đáng kể nhưng những người thưởng thức nghệ thuật vẫn nhớ nhất bài Tây Tiến trong tập thơ Mây đầu ô – một bài thơ vượt thời gian được viết theo cảm | hứng lãng mạn chủ nghĩa với âm hưởng bi tráng. Đây là một đoạ trong bài Tây Tiến:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mườn Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng người trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cop trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Mở bài tây tiến thứ 2

Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của Quang Dũng. Toàn bộ Tây Tiến là nỗi nhớ sâu sắc, cồn cào của tác giả về một thời kì lịch sử hào hùng, về một đoàn quân kiêu dùng và hào hoa. Không những thế, Tây Tiến còn là vẻ đẹp thẩm đầy chất lãng mạn. Trên cái nền hiện thực khốc liệt của chiến tranh, chính chất lãng mạn, men say của lí tưởng đã nâng đỡ những chàng vệ quốc, giúp họ “chân cứng đá mềm” bước vào cuộc chiến đấu trường kì với quyết tâm: “ra đi, thề cùng sông núi; ra đi, ra đi thà chết chớ lại…”.

Mở bài tây tiến thứ 3

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của Quang Dũng. Nói đến Quang Dũng, trước hết, mọi người nhắc đến Tây Tiến. Tây Tiến được viết ra vào năm 1948 với những cảm nghĩ và kỉ niệm xúc động bồi hồi về đoàn quân – đơn vị được thành lập đầu năm 1947. Đoàn quân Tây Tiến có nhiệm vụ cùng với bộ đội Lào – Việt và đánh Pháp ở vùng Thượng Lào. Địa bàn hoạt động rộng. Bộ đội Tây Tiến chủ yếu là lớp thanh niên, lao động chân tay và trí óc của Hà Nội. Sự tập họp lực lượng này có ý nghĩa khi tìm hiểu về người lính Tây Tiến được miêu tả trong tác phẩm. Đoàn quân Tây Tiến đánh thắng nhiều trận. Địa bàn mở rộng ở nhiều vùng. Cứ đọc bài thơ đã thấy đến những miền quê đẹp như Châu Mộc, Mai | Châu. Quang Dũng viết bài Tây Tiến khi xà đơn vị cũ một thời gian. Những năm tháng gắn bó với Tây Tiến tình đồng đội, đồng chí thiết tha, tình quân dân mặn nồng và cả những miền đất đã đi qua của những chặng đường hành quân… Tất cả đã trở lại trong những kỉ niệm, làm sống lại hồn thơ. Kỉ niệm ấy gắn với một thời trai trẻ của nhà thơ và tạo nên bao nuối tiếc; và nhà thơ không tránh khỏi xúc động như thốt, như kêu lên để tưởng nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc đã đi qua trong cuộc đời.

Mở bài tây tiến thứ 4

Quang Dũng vừa là người lính, vừa là một nghệ sĩ tài năng: làm thơ, | viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Trong lĩnh vực nào Quang Dũng cũng có những thành tựu nổi bật nhưng đáng chú ý nhất là thơ. Thơ Quang Dũng âm vang hào khí của một thời cách mạng, của một thời dấn thân vì đại nghĩa. Nhắc đến thơ Quang Dũng, trước hết phải nhắc đến bài Tây Tiến. Chỉ với Tây Tiến, Quang Dũng mới thực sự vững bước đi vào “làng thơ” cách mạng. Trong lần xuất bản 1949, Nhà xuất bản Vệ Quốc quân Liên khu III cho in bài thơ với tựa đề là Nhớ Tây Tiến. Đến năm 1957, khi đưa bài thơ này vào tập Rừng biển quê hương tin chung với Trần Lê Văn – Nhà xuất bản Hội Nhà văn), Quang Dũng bỏ chữ nhớ đi, chỉ lấy hai chữ Tây Tiến (chắc có lẽ nhà thơ nghĩ rằng bài thơ vốn đã tràn đầy nỗi nhớ, người đọc chắc chắn sẽ cảm nhận được, không cần đưa chữ nhớ vào tựa đề làm gì!).

Mở bài tây tiến thứ 5

Có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể | quên, cả cái hào hùng lãng mạn cũng không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng. Thật ra số phận của Tây Tiến cũng khá truân chuyên. Đã có lúc Tây Tiến được trích dẫn như một dẫn chứng để phê phán cái xu hướng gọi là “tiểu tư sản” trong thơ kháng chiến, một “đối chứng” để khẳng định những gì nên có trong Thơ mới. Nhưng rồi Tây Tiến cuối cùng được nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của kháng chiến, một tiếng thơ bi tráng của một nền thơ.

Trên đây Toanhoc.org vừa giới thiệu tới các bạn mở bài tây tiến của Quang Dũng, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12 nhé. Bạn cũng có thểm tham khảo thêm kết bài tây tiến đã viết trước đó.