Hình chữ nhật khá quen thuộc với chúng ta trong đời sống cũng như học tập. Nếu bạn chưa nhớ công thức tính diện tích hình chữ nhật và những kiến thức liên quan bạn có thể xem chi tiết bài viết dưới đây.
1. Hình chữ nhật
Hình chữ nhật là là tứ giác lồi có bốn góc vuông. Hãy quan sát hình vẽ dưới đây
Trong đó:
- Các cạnh của hcn là AB, BC, CA và DA có độ dài: AB = CD = a và BC = DA = b
- Các góc vuông: $\widehat A = \widehat B = \widehat C = \widehat D = $900.
2. Tính chất hình chữ nhật
- Vì có 1 góc vuông nên hình chữ nhật là trường hợp đặc biệt của hình thang cân và hình bình hành nên nó có tất cả các tính chất của hai hình này.
- Vì hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật nên giao điểm của hai đường chéo là trung điểm của mỗi đường
3. Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
- Hình chữ nhật là hình bình hành khi hai đường chéo bằng nhau ( AC = BD ) hoặc có 1 góc vuông
- Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình chữ nhật là hình thang cân có 1 góc vuông
4. Công thức tính diện tích hình chữ nhật
Diện tích hcn bằng tích hai cạnh góc vuông, nghĩa là: SABCD = AB.BC = a.b
5. Công thức tính chu vi hình chữ nhật
Nếu biết được độ dài hai cạnh góc vuông của hình chữ nhật là a và b (hình trên) thì công thức tính chu vi:
P = 2.(a + b)
6. Bài tập
Bài tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD có các cạnh là AB = CD = 6 cm và BC = DA = 5 cm. Hãy xác định
a) diện tích
b) chu vi
Hướng dẫn giải
Theo đề bài:
- AB = CD = 6 cm
- BC = DA = 5 cm
a) Diện tích của hình chữ nhật là S = AB.BC = 6.5 = 30 cm2.
b) Chu vi của hình chữ nhật là P = 2(AB + BC) = 2.(6 + 5) = 22 cm.
Bài tập 2: Một hình chữ nhật ABCD biết độ dài cạnh bên là AB = 4 cm và độ dài đường chéo là AC = 5 cm. Hãy xác định
a) diện tích
b) chu vi
Hướng dẫn giải
Theo đề bài:
- Cạnh AB = 4 cm
- Đường chéo AC = 5 cm
Vì AC là đường chéo hình chữ nhật nên ΔABC có $\widehat B$ = 900 nên theo hệ thức Pitago:
$\begin{array}{l} \omega = 2\pi f = \frac{{2\pi }}{T} = 2\pi .\frac{N}{t}\\ A{C^2} = A{B^2} + B{C^2}\\ \Rightarrow BC = \sqrt {A{C^2} – A{B^2}} = \sqrt {{5^2} – {4^2}} = 3\left( {cm} \right) \end{array}$
a) Diện tích hình chữ nhật là S = AB.BC = 4.3 = 12 cm2.
b) Chu vi của hình chữ nhật là P = 2(AB + BC) = 2.(4 + 3) = 14 cm.
Bài tập 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 128 m biết chiều rộng là 4 m. Hỏi thửa ruộng đó có diện tích là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Theo đề bài:
- chu vi P = 128 m
- AB = 4 m
Từ công thức chu vi: P = 2(AB + BC) => BC = 0,5P – AB = 0,5.128 – 4 = 60 m
Diện tích thửa ruộng đó là: S = AB.BC = 4.60 = 240 m2.
Những chia ví dụ trên tạm kết thúc bài viết về chủ đề tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Qua bài viết này hy vọng giúp ích được bạn.